icon icon icon
Số 8/ 282 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Học tiếng Nhật có khó không?

Người đăng: Đào Thị Hồng Ngát - 04/04/2023

Học tiếng Nhật có khó không, có nên học tiếng Nhật không và đến trung tâm dạy tiếng Nhật nào để học? Có lẽ chúng ta không cần lãng phí thời gian vào việc tranh luận vấn đề “Học ngoại ngữ trong thời buổi ngày nay có cần thiết không?” vì đó là một nhu cầu thiết yếu nếu bạn không muốn bị “đạp” ra khỏi dòng xoáy hội nhập ngày nay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Học tiếng Nhật có khó không?

Ngoài tiếng Anh, thì tiếng Nhật hiện đang là một ngôn ngữ rất “hot” và được nhiều người theo đuổi. Có rất nhiều lý do khác khiến ngoại ngữ trở thành một “tài sản kếch xù”, là một “món đồ vô hình” mà ai cũng muốn chiếm đoạt. Đơn giản như, bạn có ý định xin vào làm việc tại một công ty Nhật, hay có nguyện vọng được đi du học hoặc mưu sinh lâu dài trên đất nước hoa anh đào. Tất cả đã giúp tiếng Nhật lọt top các ngoại ngữ được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về việc có nên học tiếng Nhật hay không?, bạn hãy đọc bài viết này:

Học bất cứ một ngoại ngữ nào thì khởi điểm luôn là từ con số 0 tròn trĩnh. Nhiều người đã nỗ lực chiến đấu để vượt qua con số “kém duyên” đó và biến tiếng Nhật trở thành một công cụ đắc lực, một vật bỏ túi hữu hiệu cho mình. Nhưng còn nhiều người thì vẫn bị chững lại, bị ám ảnh bởi câu hỏi liệu học tiếng Nhật Bản có khó không?. Đó cũng là mối quan tâm chung của rất nhiều tín đồ ngoại ngữ đang có ý định “tán tỉnh” Nhật ngữ. Để tránh những sự “từ bỏ” hay “đứt gánh giữa đường” đáng tiếc xảy ra, hôm nay Ngoại Ngữ Hà Nội sẽ giúp các bạn gỡ bỏ nút thắt với tiếng Nhật để cùng trả lời cho chủ đề ” học tiếng Nhật Bản có khó không? “

Nếu bạn hỏi tôi học tiếng Nhật có thực sự khó không? Tôi sẽ trả lời ngay là có, vì bất cứ ngoại ngữ nào cũng có điểm riêng biệt, nét đặc sắc và cái khó riêng của nó. Nếu học ngoại ngữ là một việc dễ dàng thì bất cứ ai cũng có thể học và biết tiếng Nhật, thế giới này sẽ chẳng còn sự tồn tại của một nghề được gọi là biên, phiên dịch nữa. Nào, đến đây đã có chút nản lòng và chút muốn từ bỏ nhen nhóm lên trong bạn chưa? Nếu “chưa” thì ok, bạn đã có một bệ phóng vững chắc để có thể bắt đầu khai chiến với tiếng Nhật rồi đó. Còn nếu câu trả lời là “rồi” thì bạn nên định thần lại, không cần quá hoang mang và hãy đảm bảo là sẽ đọc hết bài viết này nhé! Vì rất có thể sau đây Ngoại Ngữ Hà Nội sẽ giúp bạn đánh tan nỗi sợ hãi đó và khảng khái thay đổi câu trả lời của chính bản thân mình.

Điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là gì? Đó là một ngoại ngữ có được gọi là khó hay không phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân bạn. Như tôi đã nói ở trên, bất kỳ thứ tiếng nào cũng có cái khó riêng của nó, nhưng nó sẽ càng trở nên khó hơn nếu bạn không có sự quyết tâm và cố gắng, hoặc có thể là do bạn chưa đủ khát khao muốn chinh phục và làm chủ nó. Còn cái khó đó sẽ không còn là vấn đề nếu bạn có sự tự tin, có ý chí và luôn nhắc nhở bản thân rằng “I can do it” (mình có thể làm được). Trước khi học một ngoại ngữ thì bản thân bạn phải nung nấu rằng mình có khả năng chiến đấu với nó thì bạn mới có thể biến nó trở thành công cụ của mình được, chứ đừng mãi là “nô lệ” của sự sợ hãi, sợ khó.

Khái quát về tiếng Nhật

Sau khi chuẩn bị được một tâm thái ổn định, gạt phăng hết những do dự thì bây giờ chúng ta sẽ cùng đi sâu phân tích một chút về tiếng Nhật để lên kế hoạch tác chiến tốt hơn nhé!

Các bộ chữ trong tiếng Nhật

Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy vô cùng bỡ ngỡ và khó theo kịp khi học một ngoại ngữ và đặc biệt là với một thứ ngôn ngữ được coi là khó nhất thế giới như tiếng Nhật. Có thể nhiều bạn sẽ cảm thấy nản ngay từ khâu học bảng chữ cái ban đầu vì tiếng Nhật có tới 3 bộ chữ, đó là Hiragana, Katakana và Kanji. Trong đó thì bộ chữ Hiragana là bộ chữ mềm phổ biến và cơ bản nhất mà mỗi tín đồ tiếng Nhật đều phải nắm vững. Khi đó thì Katakana lại là bộ chữ cứng, thường dùng để viết các từ mượn của nước ngoài. Cuối cùng, Kanji là bộ chữ bắt nguồn từ chữ Hán, với số lượng khoảng 3000 chữ. Có lẽ, học chữ Kanji là giai đoạn khó khăn nhất cho học viên vì cách viết mỗi chữ là không giống nhau, do vậy việc nhớ mặt chữ đòi hỏi bạn phải có một trí nhớ hết sức dẻo dai. Hiragana và Katakana có vẻ làm người học cảm thấy thoải mái hơn.

Khi bạn đã quyết tâm học tiếng Nhật thì việc lên lịch ôn tập và trau dồi kiến thức thường xuyên là rất cần thiết và đóng góp không nhỏ vào sự tiến bộ của bạn. Đừng thấy số lượng 3 bộ chữ mà nản lòng nhé vì bên cạnh bộ chữ Kanji tạo lên độ khó cho Nhật ngữ thì hai bộ chữ Hiragana và Katakana lại không hề khó nhằn chút nào. Nếu bạn chăm chỉ luyện tập hằng ngày thì có thể chỉ trong vòng 2 tuần là bạn đã gói gọn cả 2 bộ chữ đó trong lòng bàn tay rồi. Cứ từng bước từng bước như vậy thì chẳng mấy chốc bạn sẽ có thể sử dụng thành thạo tiếng Nhật.

Phát âm trong tiếng Nhật

Có vẻ như phát âm là phần lý thú nhất đối với các học viên. Việc học phát âm luôn đem đến cho họ sự phấn khích nếu họ có thể đọc đúng và đọc hay. Và có lẽ đây là phần “gỡ điểm” cho tiếng Nhật bởi vì phát âm tiếng Nhật rất đơn giản. Cũng giống như tiếng Anh, tiếng Nhật có 5 nguyên âm: u-ê-o-a-i và được đọc lần lượt là ư-ê-ô-a-i. Các âm khác được đọc bằng cách ghép thêm các phụ âm như k-m-m-s….vào trước nguyên âm và đọc tương tự như vậy.

Phát âm tiếng Nhật theo kiểu viết sao nói vậy nên rất dễ học. Bạn chỉ cần nhớ được mặt chữ và ý nghĩa của từ đó nữa là đủ. Có nhiều người đánh giá rằng phát âm tiếng Nhật rất khó vì họ thường không bắt kịp những gì người Nhật nói, bởi lẽ phong cách nói của người Nhật thường rất nhanh. Chính vì vậy, chúng ta nên chú ý thật kỹ về âm điệu khi họ nói chuyện thì việc hiểu và nắm bắt được ý là rất dễ dàng và nhanh chóng.

Ngữ pháp tiếng Nhật

Người Việt Nam có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, tuy Nhật Bản không có câu ví von như vậy nhưng những người học tiếng Nhật đều biết rằng ngữ pháp Nhật cũng phong ba bão táp không kém vậy. Quyết định học tiếng Nhật là bạn xác định phải chấp nhận thử thách, phải thích ứng được với bất cứ sự khác biệt lạ lẫm nào. Nếu như trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cấu trúc trong một câu sẽ là chủ ngữ (subject) đứng trước, động từ (verb) đứng sau và cuối cùng là vị ngữ (object), thì trong tiếng Nhật lại đảo ngược lại giữa vị ngữ và động từ, tức là trong một câu vị trí các thành phần sẽ như sau: chủ ngữ- vị ngữ (tân ngữ)- động từ. Ví dụ như, trong tiếng Việt chúng ta có câu “Mẹ tôi đi chợ” thì trong tiếng Nhật sẽ là “Mẹ tôi chợ đi”.

Nhưng thực ra thì đây không hẳn là một việc gây khó khăn lắm đối với người học tiếng Nhật. Chỉ cần ghi nhớ công thức vị trí đơn giản ấy và luyện tập thường xuyên thì đó không bao giờ là một trở ngại lớn đối với các tín đồ Nhật ngữ. Một chút lưu tâm để không bị lẫn với thói quen nói tiếng Việt thì các bạn sẽ cảm thấy ngữ pháp tiếng Nhật cũng khá thân thiện và dễ dàng. Tuy vậy thì tiếng Nhật cũng giống như các thứ tiếng khác, cũng có các cấu trúc ngữ pháp đặc biệt, nếu không được sử dụng và “nhai lại” thường xuyên thì sẽ rất dễ bị trôi vào quên lãng luôn. Và việc lựa chọn tìm đến một Trung tâm tiếng Nhật để theo học cũng là một cách giúp các bạn có được sự rèn luyện cơ bản ngay từ ban đầu học tiếng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Công ty cổ phần giáo dục và quốc tế - Haru

Đăng ký nhận tư vấn