Bệnh huyết áp cao có nguy hiểm không? Nếu bị huyết áp cao có đi Nhật được không? Là một trong những thắc mắc rất nhiều của lao động Việt Nam có mong muốn được đi Nhật, tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Dưới đây sẽ là bài viết giải đáp tất cả thắc mắc của các bạn về vấn đề huyết áp cao có liên quan tới việc đi Nhật. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Huyết áp cao là gì? Có nguy hiểm không?
Huyết áp cao là người có huyết áp từ 140/90 trở lên được gọi là cao huyết áp. Bệnh huyết áp cao thường phổ biến hơn ở những người đang ở tình trạng béo phì, thừ cân, người bị tiểu đường, người già, hoặc người bị mỡ máu cao.
Huyết áp cao dễ mắc ở những đối tượng sau:
- Người mắc bệnh tuyến giáp, thận
- Người cao tuổi
- Người bị thừa cân béo phì,…
- Người có lối sống không lạnh mạnh.
Thông thường bệnh huyết áp cao không có những biểu hiện cụ thể nào mà sẽ phát hiện ra khi sử dụng máy do huyết áp hoặc khi tình trạng bệnh đã trở nên nặng.
Một số tác hại của bệnh cao huyết áp mà người bệnh có thể gặp phải như:
- Suy giảm trí nhớ do thiếu máu lên não
- Rối loạn giấc ngủ, gây mất ngủ thường xuyên, khó ngủ
- Rối loạn tuần hoàn não có biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, suy giảm nhận thức nhẹ,…
- Chức năng của thận cũng bị ảnh hưởng
- Giảm ham muốn, cương dương (rối loạn chức năng sinh dục đối với nam giới)
- Đứt mạch máu não, gây chảy máu não, đẫn đến hôn mê thâm chí là đột quỵ, tử vong,…
Cách điều trị bệnh huyết áp cao
Huyết áp cao nếu không được can thiệp điều trị sớm sẽ gây ra nhiều vấn đề tổn hại đến sức khoẻ, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc,…Vì vậy, hay quan âm đến sức khoẻ của bản thân, phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
Tình trạng huyết áp bình thường:
- Huyết áp tâm thu: <120 mmHg
- Huyết áp tâm trương: <80 mmHg
- Người bệnh cần duy trì và áp dụng một lối sống lành mạnh
Tình trạng tiền cao huyết áp:
- Huyết áp tâm thu: 120 – 139 mmHg
- Huyết áp tâm trương: 80 – 89 mmHg
- Người bệnh cần duy trì và áp dụng một lối sống lành mạnh.
Tình trạng tăng huyết áp giai đoạn 1:
- Huyết áp tâm thu: 140 – 159 mmHg
- Huyết áp tâm trương: 90 – 99 mmHg
- Người bệnh cần có một lối sống lành mạnh và theo dõi sức khoẻ thường xuyên. Nếu trong vòng khoảng 6 tháng mà huyết áo vẫn không đạt được sự ổn định thì bạn cần phải đi khám và gặp bác sĩ thăm khám trực tiếp để đưa ra cách điều trị phù hợp với bạn nhất.
Tình trạng tăng huyết áp giai đoạn 2:
- Huyết áp tâm thu: 140 – 159 mmHg
- Huyết áp tâm trương: 90 – 99 mmHg
- Trước tiên bạn cần áp dụng một lối sống lành mạnh cho bản thân và gặp bác sĩ để được thăm khám tư vấn trực tiếp, sử dụng thuốc và tham gia điều trị nghiêm túc.
Như thế nào là lối sống lành mạnh? Dưới đây là một lối sống lành mạnh mà các bạn có thể tham khảo khi bị cao huyết áp.
- Nên sử dụng đồ ăn có độ nhạt hơn so với bình thường
- Nếu bạn đang ở tình trạng béo phì thì nên sử dụng chế độ ăn giảm cân như: hạn chế đồ dầu mỡ, ăn ít đồ ngot, nhiều đường, tăng cường ăn rau xanh, trái cây,…
- Tốt nhất không nên ăn quá ngọt
- Nên tập thể dục thường xuyên, rèn luyện cơ thể khoẻ mạnh , dẻo dai.
- Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa
- Tránh xa những đồ uống có cồn
- Tăng cường ăn đồ ăn có chưa nhiều chất đạm như: cá và các thực vật khác có đạm hơn thay thế cho những loại đồ ăn như bò, heo, gà,…
- Tránh để trạng thái rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng hay xức động,…
- Duy trì một nếp sống lành mạnh và lâu dài
- Nói không với hút thuốc lá.
Huyết áp cao có đi Nhật được không?
Trong tất cả 13 nhóm bệnh không được phép tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản do chính phủ Nhật Bản đã quy định có bênh “huyết áp”. Chính vì vậy mà người mắc bệnh huyết áp cao rất khó có theẻ tham gia được chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Chắc hẳn các bạn cũng hiểu rằng, quy định đặt ra là để đảm bảo tốt được sức khoẻ của người lao động không gặp vấn đề gì trong suốt quá trình làm việc cũng như đảm bảo được tiến độ công việc của xí nghiệp đạt được kết quả tốt nhất chứ không phải quy định đưa ra để làm khó hay thách thức gì người lao động. Tuỳ vào từng trường hợp, tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể linh động về khả năng đi Nhật của người lao động.
Rõ rang, nếu tình trạng bệnh của bạn nặng thì tất nhiên sẽ không được tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Bởi sẽ rất dễ xảy ra những phát sinh không mong muốn trong quá trình làm việc.
Có thể bạn sẽ phải về nước mặc dù chưa hết thời hạn hợp động điều đó khiến bạn mất hết số tiền đã bỏ ra để đầu tư đi Nhật,…
Nếu tình trạng huyết áp của bạn không quá nghiêm trọng, chỉ số huyết áp chỉ bất ổn môtj chút, khi tham gia khám sức khoẻ tổng quát tại các bệnh viện uy tín và được kết luận là đủ điều kiện sức khoẻ thì bạn hoàn toàn có thể tham gia đi Nhật. Và tất nhiên bạn cũng cần chọn những đơn hàng nhẹ nhàng và phù hợp với sức khoẻ của mình hơn.
Trên đây là bài viết “Huyết áp cao có đi Nhật được không?”. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, du học Nhật Bản, kỹ sư Nhật Bản, điều dưỡng Nhật Bản, kỹ năng đặc định bạn có thể liên hệ:
DU HỌC QUỐC TẾ HARU - VỮNG BƯỚC CHINH PHỤC TƯƠNG LAI
Địa chỉ: Số 8, ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0973 379 369
Gmail: haru.tuyensinh@gmail.com