icon icon icon
Số 8/ 282 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TỔNG HỢP CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN TRƯỢT TƯ CÁCH LƯU TRÚ COE

Người đăng: Đào Thị Hồng Ngát - 10/04/2023

COE là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi du học Nhật Bản. Để có được COE, bạn sẽ phải làm hồ sơ và đăng ký xin cấp tại Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản. COE là viết tắt của Certificate of Eligibility (tiếng Anh) - là giấy xác nhận tư cách lưu trú hợp pháp cho người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản.

Khi nộp hồ sơ xin cấp COE, bạn sẽ nhận được kết quả COE trong vòng 90 ngày. Sau khi được chấp nhận COE, bạn sẽ cần phải thanh toán các khoản phí cho phía trường Đại học Nhật Bản, sau đó trường sẽ gửi giấy tờ gốc về để học sinh xin cấp visa du học.

COE không quá khó để có thể lấy được nếu bạn đạt đủ các điều kiện. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vẫn có những bạn bị trượt COE. Vậy đâu là những lỗi trượt COE mà du học sinh thường hay mắc phải?

5 lỗi trượt COE phổ biến khi du học Nhật Bản

Trượt COE lỗi 4E

Đây là lỗi về chứng minh số dư ngân hàng. Trong hồ sơ xin cấp COE đi du học có yêu cầu về chứng minh tài chính của người bảo lãnh (người chi trả chi phí du học cho bạn). Giấy tờ bắt buộc gồm 2 sổ tiết kiệm và 2 giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện những thông tin không chính xác về xác nhận số dư như tài khoản ngân hàng không có thật, không được ngân hàng xác thực, … sẽ tính là lỗi 4E.

Trượt COE lỗi 4G

Lỗi 4G liên quan đến những thông tin sai lệch trên học bạ hoặc bảng điểm của du học sinh. Về lỗi này, có thể trong học bạ hoặc bảng điểm của bạn thiếu chữ ký của giáo viên hoặc dấu của trường. Đây là lỗi rất hay gặp, vì vậy trước khi nộp hồ sơ bạn nên chú ý soát lại các học bạ và bảng điểm và nếu có bất kỳ sai sót nào có thể quay lại trường và giải quyết những vấn đề đó trước khi làm thủ tục nộp hồ sơ.

Trượt COE lỗi 6C

Giải trình về thu nhập và nghề nghiệp của người bảo lãnh. Trượt COE lỗi 6C cho thấy Cục Xuất nhập cảnh thấy hồ sơ của người bảo lãnh không đáng tin cậy và cam kết chi trả chi phí cho du học sinh không đảm bảo. Du học sinh thường bị trượt lỗi này do thực hiện chưa đúng cách khi tính toán các số liệu về thu nhập dẫn đến giải trình không chính xác. Vì vậy đối với trường hợp này bạn nên có được sự tư vấn kỹ càng từ các tư vấn viên hoặc chuyên gia để tránh tình trạng bị từ chối COE.

Trượt COE lỗi 4J

Đây là lỗi liên quan đến sổ hộ khẩu của du học sinh. Mấy kỳ gần đây các bạn rất hay bị trượt lỗi này. Lỗi này thường là do sổ hộ khẩu bị sai sót thông tin có thể do thiếu dấu, sai chính tả hoặc chữ ký trong sổ hộ khẩu. Nếu có thông tin sai sót trong sổ hộ khẩu, bạn hãy mang sổ đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đừng tự ý sửa chữa, tẩy xóa trong sổ hộ khẩu, bạn sẽ có nguy cơ bị phạt tài chính hoặc nặng hơn sẽ bị thu hồi sổ.

Trượt COE lỗi 6B

Lỗi này liên quan đến việc chứng minh tài sản/ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh hay nói ngắn gọn là lỗi giải trình hình thành tài sản (6B). Nếu bạn bị trượt COE lỗi 6B, điều đó chứng tỏ phía Cục xuất nhập cảnh không tin tưởng năng lực tài chính của người bảo lãnh (quá trình hình thành tài sản) đủ ổn định và liên tục để chu cấp kinh tế trong suốt quá trình du học của học sinh.

Trượt COE có xin lại được không?

Trên đây là 5 lỗi trượt COE thường hay gặp nhất trong các kỳ tuyển sinh du học Nhật Bản gần đây. Dù bị trượt lý do gì thì bạn cũng đừng nản chí nhé. Nhiều trường hợp du học sinh phải làm đến lần thứ 2, lần thứ 3 mới được cấp COE du học Nhật Bản, nhất là trong tình hình dịch khó khăn như hiện nay. Chúc bạn sẽ sớm thực hiện được ước mơ du học Nhật Bản.

Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình du học Nhật Bản, hãy liên hệ với Du học quốc tế Haru để được tư vấn và hỗ trợ nha.

binh-luan

Trang Nhím

10/04/2023

Bài viết hữu ích ạ!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Công ty cổ phần giáo dục quốc tế - HARU

Đăng ký nhận tư vấn