Trường Trung học Phổ Thông (THPT) là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc đời học sinh, đóng vai trò then chốt trong việc định hình tương lai và sự nghiệp của mỗi người. Trên thực tế, hiện nay, nhiều phụ huynh chọn trường cho con dựa trên cảm tính như chọn theo địa lý, theo người quen, theo quy mô của trường nhưng chưa thực sự hiểu rằng môi trường đó liệu có phù hợp để con phát triển trong tương lai.
1. Tại sao nói THPT là bước cực kỳ quan trọng?
1.1. Bước đệm quan trọng cho giáo dục đại học và nghề nghiệp
-
Chuẩn bị cho kỳ thi đại học: Giai đoạn THPT là thời điểm học sinh tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Đây là kỳ thi có tính cạnh tranh cao và quyết định cơ hội bước chân vào cánh cửa đại học hoặc lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp.
-
Định hướng nghề nghiệp: Trong thời gian học tại THPT, học sinh có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực học tập và nghề nghiệp mà mình đam mê, từ đó đưa ra quyết định cho con đường sự nghiệp sau này.
1.2. Phát triển kỹ năng học tập và tư duy độc lập
-
Rèn luyện kỹ năng tự học: Ở cấp THPT, yêu cầu học sinh phải tự chủ hơn trong việc học, không chỉ phụ thuộc vào giáo viên. Học sinh phải biết cách tổ chức, lên kế hoạch học tập một cách khoa học, phát triển tư duy độc lập và khả năng tự giải quyết vấn đề.
-
Phát triển tư duy phản biện: Chương trình học THPT yêu cầu học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp thông tin và đưa ra các nhận định riêng. Đây là một kỹ năng rất quan trọng cho giai đoạn học đại học và trong công việc sau này.
1.3. Xây dựng các kỹ năng mềm và kỹ năng sống
-
Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp: THPT không chỉ là nơi học sinh tiếp thu kiến thức mà còn là nơi để các em học cách giao tiếp, làm việc nhóm, hợp tác và xây dựng các mối quan hệ xã hội. Những kỹ năng này cực kỳ quan trọng trong cuộc sống và sự nghiệp sau này.
-
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian: Học sinh phải biết cách quản lý thời gian giữa việc học, hoạt động ngoại khóa, các kỳ thi và thời gian cá nhân. Đây là kỹ năng sống thiết yếu khi các em bước vào đời sống học tập và làm việc sau này.
1.4. Hình thành nhân cách và định hình bản thân
-
Phát triển nhân cách và tư duy độc lập: Đây là giai đoạn mà học sinh dần dần hình thành nhân cách, hiểu rõ hơn về giá trị bản thân, đạo đức và trách nhiệm xã hội. Những trải nghiệm ở THPT sẽ giúp các em xây dựng lối sống, cách nhìn nhận về cuộc sống, định hình tư duy và thái độ sống tích cực.
-
Phát triển kỹ năng tự ra quyết định: Học sinh bắt đầu đối mặt với nhiều quyết định quan trọng về tương lai, từ việc chọn ngành học, nghề nghiệp, cho đến quản lý các mối quan hệ cá nhân. Khả năng tự ra quyết định và chịu trách nhiệm cho các lựa chọn của mình sẽ được rèn luyện mạnh mẽ ở giai đoạn này.
Trường THPT là cột mốc quan trọng giúp học sinh không chỉ phát triển về mặt học thuật mà còn hoàn thiện kỹ năng sống và nhân cách, định hình con đường sự nghiệp tương lai. Sự chú trọng và đầu tư vào giai đoạn này sẽ là nền tảng vững chắc cho những bước tiến xa hơn trong cuộc đời.
2. Tiêu chí lựa chọn trường THPT
2.1. Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy chính là sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh trong một điều kiện dạy học tích cực. Phương pháp dạy học có ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Để xem xét phương pháp dạy học, ba mẹ cần nhìn nhận ở 3 bình diện như sau:
Quan điểm: Là sự kết hợp của nhiều yếu tố: Nguyên tắc dạy học, cơ sở lý luận của lý thuyết dạy học, điều kiện và môi trường học, định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
Phương pháp học cụ thể: Một số phương pháp dạy học cụ thể là:nghiên cứu, thảo luận, học nhóm,...
Kỹ thuật dạy: Là cách thức giảng dạy của giáo viên ở từng trường hợp cụ thể nhằm điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Một số kỹ thuật cơ bản đó là đặt câu hỏi, chia nhóm, phòng tranh,...
2.2. Cơ sở vật chất của trường
Cơ sở vật chất chính là phương tiện phục vụ cho mục đích giảng dạy, học tập cũng như những hoạt động liên quan đến bồi dưỡng tại trường. Cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi và hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời, tăng khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của các em học sinh. Hơn nữa, việc dạy học với sự hỗ trợ tối đa của các trang thiết bị còn giúp thầy cô giảm thiểu thời gian trình bày lý thuyết thuần mà thay vào đó sẽ dành nhiều thời gian để các em được tiếp cận, trải nghiệm, chủ động tư duy, tìm tòi, sáng tạo trong suốt quá trình học tập. Nhờ vậy mà các em dễ dàng tiếp thu bài giảng, hiểu sâu cũng như ghi nhớ lâu hơn.
Theo đó, cơ sở vật chất đạt chuẩn trước tiên phải đảm bảo về không gian học tập và sinh hoạt thoải mái. Điều đó được thể hiện qua những yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, vệ sinh không khí,... Ngoài ra, những vật dụng như tủ đồ, bàn ghế, bảng, dụng cụ học tập,... cũng cần đạt chuẩn về mặt kích thước nhằm phù hợp với vóc dáng và tầm nhìn của học sinh ở từng lứa tuổi.
2.3. Dựa vào năng lực và định hướng sau tốt nghiệp cấp 3 của học sinh
Kế hoạch, định hướng tương lai sau THPT là yếu tố quyết định đến việc chọn trường cấp 3 cho học sinh trung học. Chọn trường THPT phù hợp, học sinh có lộ trình học tập theo định hướng để các em chủ động khi bước tới ngưỡng cửa tương lai là trường đại học, du học, học nghề hay học trường năng khiếu.
-
Định hướng sau THPT vào các trường đại học: Để chuẩn bị tốt cho tương lai, cha mẹ cùng con cần xác định khối thi, ngành học, trường đại học mong muốn để chọn trường cấp 3 đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra. Từ đó có kế hoạch học tập, ôn thi đảm bảo kiến thức cơ bản và kiến thức cho các kỳ thi quan trọng.
-
Định hướng sau THPT đi du học: Nếu có dự định cho con du học, cha mẹ nên chọn trường THPT là trường quốc tế, liên kết quốc tế hoặc có chương trình quốc tế. Tại trường học sinh sẽ được học tập trong môi trường ngoại ngữ, làm quen các kỹ năng chuẩn bị cho môi trường du học trong tương lai. Ngoài ra, phụ huynh nên tim fhieeur các chương trình, khóa học, môn học bắt buộc của các trường quốc tế để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con trong hành trình 3 năm học cấp 3.
-
Định hướng sau THPT học trường nghề hoặc các trường năng khiểu: Đối với định hướng tương lai học các trường nghề, trường năng khiếu cha mẹ không nhất thiết phải chọn trường cấp 3 chuyên, lớp chọn hay công lập cho con… Việc chọn các trung tâm, trường dạy nghề mô hình 9+ (kết hợp học văn hóa THPT và dạy nghề), trường THPT năng khiếu giúp học sinh rút ngắn thời gian học tập mà vẫn đạt được mục tiêu mong muốn.
2.4. Đội ngũ giáo viên giảng dạy
Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại và phương pháp giáo dục tân tiến, đội ngũ giáo viên của trường cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của các em học sinh. Theo đó, đội ngũ giáo viên phải là những người vững vàng về chuyên môn, uyên bác về kiến thức để có thể truyền đạt những tinh hoa tri thức cho học sinh. Để đánh giá về chất lượng đội ngũ của giáo viên tại một ngôi trường, ba mẹ có thể tìm hiểu dựa vào những tiêu chí như: tỷ lệ đậu đại học của các em học sinh, sức ảnh hưởng của trường học, điểm đầu vào của trường, bề dày lịch sử,... Từ những yếu tố trên, ba mẹ đã có thể sở hữu được những đánh giá sơ lược về chất lượng đội ngũ giáo viên của mỗi trường để có sự lựa chọn phù hợp.
3. Một số sai lầm trong cách chọn trường cấp 3 cho con cha mẹ cần tránh
Dưới đây là một số sai lầm phổ biến trong cách chọn trường cấp 3 cho con mà phụ huynh cần tránh:
-
Chọn trường không phù hợp năng lực của học sinh: Nhiều trẻ có học lực trung bình khá hoặc khá nhưng cha mẹ lại chọn trường chuyên, lớp chọn theo nhiều bạn học lực giỏi trong lớp. Hoặc trẻ nhất định chọn trường top đầu vì muốn khẳng định bản thân. Từ đó dẫn đến kết quả là thi trượt.
-
Chọn trường có điểm chuẩn sát nhau: Việc chọn trường THPT nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 có điểm chuẩn sát nhau dễ dẫn đến tình trạng trượt cả 2 nguyện vọng.
-
Chọn trường theo trào lưu: Trên thực tế có nhiều phụ huynh và học sinh vì có nhiều phụ huynh khác hay bạn bè của mình chọn vào trường nào đó mà cùng đăng ký nguyện vọng cho vui. Điều này cũng dẫn đến nhiều kết quả đáng tiếc khiến học sinh thi trượt.
Mỗi mùa tuyển sinh đến, phần lớn phụ huynh dành nhiều tâm sức chọn trường cho con. Trong muôn vàn cách chọn trường THPT, chọn trường cấp 3 cho trẻ, chúng ta đều mong muốn con vào trường phù hợp với năng lực, tính cách, trình độ để có quá trình học tập, rèn luyện đạt hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều em thi trượt, hoặc học được 1 thời gian cảm thấy chán nản vì môi trường không phù hợp.
Việc chọn trường cấp 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai và định hướng của con, vì thế cha mẹ cần thực sự quan tâm và chú trọng. Suy cho cùng, dù chọn trường cấp 3 nào hay hình thức học tập nào cho con, phụ huynh đều phải cân nhắc thật kỹ các tiêu chí chất lượng, môi trường học tập, phù hợp năng lực học sinh, chi phí gia đình và đặc biệt nhất vẫn là phục vụ cho định hướng tương lai của con sau này.