Cũng giống như tiếng Việt, hay bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, mỗi vùng miền của Nhật Bản sẽ có những cách nói riêng gọi là 方言 (hougen) - Phương ngữ, hay còn gọi là tiếng địa phương. Nếu không biết, cho dù bạn học tiếng Nhật giỏi như thế nào cũng khó mà hiểu được những gì người Nhật sống ở vùng đó nói. Nhật Bản có tổng cộng 47 tỉnh thành với khí hậu cũng như văn hóa rất riêng. Vùng đất, văn hóa khác nhau, phong tục khác nhau và dĩ nhiên ngôn ngữ sử dụng địa phương cũng sẽ rất khác biệt. Trong bài viết lần này, HARU Nihongo sẽ chia sẻ tới các bạn những điều cần biết về phương ngữ Nhật Bản
1. Tiếng địa phương và tiếng Nhật chuẩn.
標準語 (Hyoujungo) hay 共通語 (Kyoutsuugo), là thuật ngữ để chỉ tiếng Nhật phổ thông, được dùng trong chương trình giảng dạy, trên chương trình truyền hình và các phương tiện truyền thông chính thống khác.
Nhiều người cho rẳng tiếng Tokyo là tiếng Nhật chuẩn, nhưng sự thật đó cũng là một dạng phương ngữ. Một số nơi tuy thuộc địa phận Tokyo nhưng người dân ở đó nói không chuẩn.
Các từ hay các cách phát âm, trọng âm khác nhau giữa khác vùng được gọi với cái tên là (方言 / hogen) phương ngữ. Chúng trái ngược với “ngôn ngữ tiêu chuẩn” được sử dụng hầu hết tại tất cả các tỉnh thành của Nhật Bản.
Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về phương ngữ ở Nhật Bản đã được thực hiện cho đến nay. Người ta cho rằng có khoảng 140 phương ngữ khác nhau trên khắp Nhật Bản.
Ví dụ phương ngữ Kansai, chủ yếu được sử dụng ở vùng Kinki như Osaka hay Kyoto. Người dân hay thêm”jan”, “dabe” vào cuối câu. Ngoài ra họ còn gọi tên của nấm Moss là コケ (koke). Hay phương ngữ Hokkaido (Hokkaido) và phương ngữ Tsugaru (tỉnh Aomori) ở phía bắc. Phương ngữ Kagoshima (tỉnh Kagoshima) ở phía nam.
Tuy nhiên, ngay cả với cùng một “phương ngữ Hokkaido”, ngữ pháp và cách diễn đạt khác nhau sẽ tùy thuộc vào các khu vực nội địa (Sapporo, Asahikawa, Obihiro, v.v.) và các khu vực ven biển (Hakodate, Muroran, Kushiro, v.v.).
Trong số chúng, “phương ngữ Tsugaru” của tỉnh Aomori được cho là “phương ngữ khó nhất ở Nhật Bản”, và ngay cả người Nhật cũng khó có thể hiểu được nó ngoại trừ người dân địa phương (vì cách phát âm và trọng âm gần giống với tiếng Pháp). Vì vậy không có gì lạ khi du khách từ tỉnh khác không thể hiểu được phương ngữ, dẫu nó cùng là tiếng Nhật với nhau, thật thú vị nhỉ.
2. Phương ngữ ở Nhật có bao nhiêu loại?
Trong cuốn “Hogen-kukaku-ron- thuyết phân chia phương ngữ” (方言区画論) xuất bản vào năm 1953 của Misao Tojo(東条操)*. Dựa trên ngữ pháp và tự vựng ở mỗi nơi được sử dụng thì phương ngữ của Nhật Bản có thể được chia thành phương ngữ đại lục và phương ngữ Ryukyu*
Trong đó phương ngữ đại lục còn được chia thành 3 loại: “phương ngữ phương Đông”,”phương ngữ phương Tây ” và “phương ngữ Kyushu ”. Những phương ngữ này còn có thể được phân thành nhiều phương ngữ nhỏ khác nhau khác như:
- 東日本方言 (Higashi nihon hougen): phương ngữ phía Đông Nhật Bản, bao gồm cả phương ngữ Tokyo.
- 八丈方言 (Hachijou hougen): phương ngữ có ảnh hưởng từ phương ngữ Đông Nhật Bản cổ.
- 西日本方言 (nishi nihon hougen): phương ngữ phía Tây Nhật Bản, gồm có Kyoto, Osaka, Hyougo…
- 九州方言 (Kyuushuu hougen): phương ngữ Cửu Châu, gồm Nagasaki, Kumamoto,…
- 琉球方言(Ryuukyuu hougen): phương ngữ các đảo thuộc nhóm đảo Ryūkyū, Okinawa...
3. Cách sử dụng Phương ngữ ở Nhật
Chúng ta đều đã biết những câu chào hỏi cơ bản trong tiếng Nhật tiêu chuẩn, vậy nếu đổi thành phương ngữ thì sẽ ra sao? Hãy cùng HARU học một số câu chào hỏi đơn giản bằng phương ngữ sau nhé!
3.1 Chào buổi sáng (Good morning)
Trong tiếng Nhật tiêu chuẩn thì “chào buổi sáng” là「おはよう(ございます)/ O-ha-yo-u (Go-za-i-ma-su)」
※ “Ohayou Gozaimasu” là cách chào lịch sự hơn của “Ohayou”.
- Hokkaido: おはようございました / Ohayou Gozaimashita
Ở một số khu vực của Hokkaido, việc sử dụng thì quá khứ dạng “~でした / ~ de-shi-ta” được coi là lịch sự, và nó được cho là một biểu hiện tôn trọng đối với bề trên.
- Aomori: おはよごす / Ohayogosu
- Aichi: はやいなも / Hayainamo
- Okinawa: うきみそーちー / Ukimisochi
Đây là một phương ngữ được sử dụng chủ yếu ở đảo chính Okinawa. Nó mang ý nghĩa chính là “Bạn đã dậy chưa?”. Rất thích hợp khi vừa thức dậy và gặp ngay một ai đó. Sử dụng từ này sẽ tự nhiên hơn khi sử dụng “はいさい/ Ha-i-sa-i” (dành cho nam) hoặc “はいたい/ Ha-i-ta-i” (dành cho nữ) khi bạn ra ngoài và gặp một ai đó chào buổi sáng.
3.2 Chào buổi chiều / Xin chào (Good afternoon / Hello)
Trong tiếng Nhật tiêu chuẩn “Chào buổi chiều / Xin chào” là 「こんにちは / Konnichiwa」
- Aomori: こんにずは / Konizuwa
- Okinawa: ちゅーうがまびら / Chuugamabira
或いは はいさい / Ha-i-sa-i(男性)・はいたい / Haitai(女性)
Khi du lịch đến Okinwa, bạn sẽ hay nghe thấy “はいさい/ Ha-i-sa-i” và “はいたい/ Ha-i-ta-i”. Đây là những câu chào linh hoạt có thể được sử dụng bất cứ lúc nào trong ngày, sáng, trưa hay tối.
3.3 Chào buổi tối (Good evening)
Trong tiếng Nhật tiêu chuẩn “Chào buổi tối” là 「こんばんは / Konbanwa」
- Hokkaido và Aomori: おばんです / Obandesu hoặc 或いは おばんでした / Obandeshita
“ばん / ban” tương ứng với “buổi tối” trong kanji. Nó thường được sử dụng bởi những người lớn ở độ tuổi 40 và 50, và đôi khi cũng được sử dụng như một lời chào trong các dịp trang trọng hoặc dịp đông người.
- Aichi: おしまいやす / Oshimaiyasu
3.4 Cách nói cám ơn (Thank you)
Trong tiếng Nhật tiêu chuẩn “Cảm ơn” là「ありがとう / Arigatou」
※ “ありがとうございます / Arigatou Gozaimasu” là cách diễn đạt lịch sự hơn của “ありがとう / Arigatou”.
- Aomori: ありがどーごし / Arigadogoshi hoặc 或いは ありがどごす / Arigadogosu
Ngoài ra, còn có một cách nói khác “Me-ya-gu-da” để bày tỏ lòng biết ơn khi bạn khiến ai đó mất thời gian hoặc gặp rắc rối với bạn. Cách phát âm rất gần với tiếng phổ thông “Me-i-wa-ku-da-làm phiền” , nên nhiều người ngoài tỉnh sẽ hiểu nhầm khi nghe thấy.
- Okinawa: にふぇーでーびる / Ni-fe-de-bi-ru
Là một phương ngữ thường được sử dụng trên đảo chính Okinawa, và ở mỗi đảo khác nhau sẽ có cách diễn đạt khác nhau, chẳng hạn như “Tandiga-tandi ” trên đảo Miyako và “Mi-Fai-yu” trên đảo Ishigaki.
3.5 Cách nói ngon nhỉ (Yummy / Tasty)
Trong tiếng Nhật tiêu chuẩn “ngon” là「おいしい / Oi shii」
- Hokkaido: Có thể sử dụng “Namara – rất ngon” hoặc “oishii” hay “umai” cũng có nghĩa là ngon
- Aomori: んめぇ / un-mee
- Aichi: うみゃあ / U-mya-a
Ngoài ra còn có các biến thể như “うめゃぁがやぁ / U-mya-ga-ya” và “うみぁ / U-mi-a”.
- Fukuoka: うまかー / U-ma-ka
Tại Nhật, có một loại mì gói có hương vị tonkotsu được gọi là “Umakacchan”, được bán trong các siêu thị trên khắp cả nước và tên sản phẩm bắt nguồn từ phương ngữ Hakata, có nghĩa là “nó rất ngon.”
- Okinawa: まーさん / Ma-sa-n
Khi bạn muốn nhấn mạnh “rất ngon”, hãy thêm “いっぺー/ I-ppe” có nghĩa là “rất” ở đầu và nói “いっぺーまーさん/ I-ppe-ma-san”.
3.6 Cách nói tạm biệt (Goodbye)
- Hokkaido: したっけ / Shi-ta-kke
Một trong những phương ngữ đại diện cho Hokkaido. Ngoài ý nghĩa “hẹn gặp lại” khi chia tay ra, nó còn được dùng như một liên từ như “そうしたら / So-u-shi-ta-ra”.
- Aomori: へば / He-ba
Phương ngữ Akita, phương ngữ Tsugaru và phương ngữ Shimokita được sử dụng rộng rãi ở vùng Tohoku (chủ yếu là vùng Aomori và Akita).
- Aichi: ほんなら / Ho-n-na-ra
Một phương ngữ được sử dụng rộng rãi chủ yếu ở vùng Kansai và Chubu và cả Kagoshima nữa.
- Okinawa: ぐぶりーさびら / Gu-bu-ri-sa-bi-ra
Ngoài ý nghĩa “tạm biệt” và “hẹn gặp lại”, nó còn được sử dụng như “失礼します / shi-tsu-re-i-shi-ma-su”, tương đương với “Excuse me” trong tiếng anh.
Tóm lại, tiếng địa phương ở Nhật Bản là một phần không thể thiếu trong bức tranh ngôn ngữ đa dạng và phong phú của đất nước này. Mặc dù sự phổ biến của tiếng chuẩn đang ngày càng tăng, nhưng tiếng địa phương vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa, kết nối cộng đồng và làm giàu thêm trải nghiệm ngôn ngữ cho cả người dân địa phương lẫn những ai yêu thích và tìm hiểu về Nhật Bản. Việc tìm hiểu về tiếng địa phương không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về văn hóa và lịch sử của từng vùng miền, mà còn mở ra cánh cửa để giao tiếp gần gũi hơn với người dân địa phương và trải nghiệm một Nhật Bản chân thực và đa sắc màu. Sự tồn tại và phát triển của tiếng địa phương chính là minh chứng cho sức sống bền bỉ của văn hóa và truyền thống Nhật Bản, đồng thời góp phần tạo nên nét độc đáo và hấp dẫn cho đất nước mặt trời mọc.