icon icon icon
Số 8/ 282 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội

MẸO HAY LÀM ĐỂ LÀM ĐỀ THI JLPT NHẤT ĐỊNH CÁC SỸ TỬ PHẢI LƯU Ý

Người đăng: Đào Thị Hồng Ngát - 20/06/2023

Sau một quá trình luyện thi JLPT đầy cam go và thử thách, cuối cùng cũng đã sắp đến ngày bạn phải đối mặt với kỳ thi JLPT thật sự! Haru sẽ bật mí cho bạn những mẹo hay làm đề thi JLPT mà nhất định bạn phải áp dụng khi đi thi để chinh phục bài thi JLPT và đạt được số điểm cao nhất trong kì thi sắp tới.

1. Phân bổ thời gian làm bài JLPT

Một trong những lý do mất điểm đáng tiếc nhất khi làm bài thi JLPT là bị quá thời gian, bạn chưa đánh giá đúng số lượng câu, cấu trúc của đề dẫn đến bị bối rối, lãng phí thời gian.

Bắt đầu từ năm 2020, JLPT đã thay đổi thời gian làm bài thi kỹ năng Từ vựng, Ngữ pháp - Đọc hiểu của N4 và N5, vậy nên đây sẽ là gợi ý phân bố thời gian mới nhất, cụ thể nhất cho từng trình độ:

Kỹ năng N1 N2 N3 N4 N5
Từ vựng (đề xuất) 17 phút 25 phút 26 phút 21 phút 17 phút
Ngữ pháp (đề xuất) 17 phút 17 phút 22 phút 21 phút 19 phút

2. TỪ VỰNG – KANJI

Từ vựng chữ Hán các bạn không được vội, nhưng vẫn phải làm thật nhanh, để dành thời gian cho các phần khác

Điểm mấu chốt ở phần này chính là sự cẩn thận, nhìn kỹ nét chữ vì chỉ cần bạn nhìn nhầm 1 nét thôi là có thể chọn sai đáp án, hoặc trường âm cũng vậy rất dễ nhầm

Đối với Kanji có âm Hán Việt tận cùng là ~NG, ~NH -> có trường âm. Ngoài ra cũng có 1 số trường hợp đặc biệt thì không còn cách nào khác là học thuộc lòng

3. NGỮ PHÁP

Đối với phần ngữ pháp bạn cần đọc hiểu câu để hiểu được ngữ cảnh. Tuy nhiên có 1 số câu có thể trả lời nhanh khi có các mẫu luôn đi với nhau các bạn cần chú ý.

Với bài sắp xếp từ trong câu (điền sao), các bạn có thể sắp xếp từ cuối lên, chú ý đến các cụm từ luôn đi cùng nhau theo cấu trúc ngữ pháp.

Bài điền từ (đục lỗ), cần chú ý đến đoạn trước và sau chỗ điền vì câu sau liên quan dến câu trước và được nối bởi từ đó. Ngoài ra, cần học bổ sung thêm nhiều liên từ để nhìn cái là chọn được luôn.

Thi JLPT ở đâu? Địa điểm Thi JLPT Việt Nam, Nhật Bản 2023

4. ĐỌC HIỂU

“Đọc hiểu” là phần thi cực kì quan trọng trong tất cả các kỳ thi của bất cứ ngôn ngữ nào. Riêng với tiếng Nhật, với những đặc thù như chữ Hiragana, Katakana kết hợp với Kanji, ngữ pháp phức tạp, dễ gây hiểu lầm,..

Một số mẹo giúp bạn làm tốt phần này:

• Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới. Đối với câu hỏi này rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Do đó bạn nên đọc kỹ qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, sẽ có đáp án cho bạn.

• Các dạng câu liên quan đến nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?” ➞ Đây là dạng câu hỏi diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”.

➞ Ví dụ: Anh ấy vẫn tươi cười nhưng thật sự thì chẳng phải là anh ta cũng đang rất đau khổ đấy hay sao? ➞ Tôi nghĩ là anh ấy đang rất đau khổ.

➞ Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm, ý định thực sự của tác giả.

• Câu hỏi xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì chính vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là đáp án.

• Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc câu hỏi. Phần mấu chốt khá ngắn chỉ tốn cho bạn khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Chỉ cần như thế, khả năng lý giải vấn đề và chọn đáp án đúng sẽ được cải thiện.

• Lưu ý những đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.

• Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ. Có cách định nghĩa theo từ điển, nhưng cũng có cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cái nào cũng quan trọng cả.

• Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó, nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả.

* Lưu ý: Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, sẽ nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.

• Từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa hoặc là quan điểm của tác giả nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.

• Với các câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án >>> phương pháp loại trừ.

• Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau. Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ, cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic của đoạn văn trước và sau.

• Nếu gặp câu hỏi có cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B thì tùy vào cách so sánh với A sẽ làm nổi bật B chính là quan điểm của người đặt câu hỏi. Nghĩa là, quan điểm tác giả được thể hiện hết trong B. Phần này cũng nên xem kỹ.

• Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung tác giả đang đề cập thì giống nhau”, đều là nội dung rất quan trọng. Nên phải xem kỹ.

5.  NGHE HIỂU

Phần nghe hiểu trong các bài thi JLPT thường có 5 dạng đề như sau:

Dạng đề 1: Thông thường các câu hỏi sẽ xoay quanh việc hỏi xem người con trai hoặc con gái sẽ làm gì ngay sau đây, chú ý đến các từ: まず、このあと. Do đó bạn cần chú ý xem hành động của nhân vật

Dạng đề 2: Chú ý vào các từ hỏi như: ai, ở đâu, cái gì, khi nào, tại sao, phương pháp cách thức.

Dạng đề 3: Câu hỏi khi cần làm 1 việc gì đó thì sẽ phải nói gì.

Dạng đề 4: Các câu hỏi liên quan khi được hỏi 1 câu thì phải trả lời như thế nào. Với dạng câu hỏi này cần bạn phải phản xạ nhanh, lựa chọn ngay câu trả lời để chuyển sang câu sau. Lưu ý bạn cần chú ý âm điệu của câu, kính ngữ… kiến thức dạng bài này rất đa dạng.

Dạng đề 5: Những câu hỏi này liên quan đến việc bạn hiểu nội dung của bài nghe để chọn đáp án, những phần không liên quan đến câu hỏi thì không cần quan tâm, phần quan trọng thì hãy nghe thật kỹ.

Kỳ thi JLPT là gì? Cấp độ, Cấu trúc, Cách tính điểm và Lịch thi

6. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC

❣️ Canh thời gian làm bài và làm bài theo thứ tự hợp lý

❣️ Không dây dưa quá lâu ở một câu

❣️ Loại trừ những đáp án quá sai, quá vô lý

❣️ Nghe hụt thì cần bỏ qua ngay, sang câu khác tuyệt đối không được để tâm trí ở câu trước đó nữa

❣️ Khi gặp từ khó, đừng hoảng loạn mà hãy tìm gợi ý

❣️ Cảnh giác bảy bảy bốn chín các loại bẫy

❣️ Không bỏ trống bất kỳ câu nào, những câu không biết thì nên chọn cố định một đáp án duy nhất (xác suất đúng sẽ cao hơn)

Hy vọng với những mẹo cho từng phần thi JLPT ở trên, bạn sẽ không còn quá lo lắng cũng như chinh phục bài thi JLPT thành công với số điểm thật ấn tượng. Nếu bạn muốn ôn luyện tại các trung tâm học tiếng Nhật uy tín hãy lựa chọn Haru nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Công ty cổ phần giáo dục và quốc tế - Haru

Đăng ký nhận tư vấn