icon icon icon
Số 8/ 282 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Học Ngoại ngữ để làm gì? Có nên cho con học ngoại ngữ quá sớm?

Người đăng: Du học Haru - 14/10/2024

Cho con trẻ học Ngoại ngữ từ nhỏ đã và đang là xu hướng giáo dục thời hiện đại. Nhiều bậc phụ huynh bắt đầu đưa con “chạy đua” trên hành trình học Ngoại ngữ với mong muốn con sẽ thành thạo ngoại ngữ, từ đó mở rộng các cơ hội tương lai. Nhiều bố mẹ cũng đang cố gắng dành thời gian để dạy con học Ngoại ngữ tại nhà. Nhưng liệu phụ huynh có mắc phải sai lầm nào dưới đây khi dạy con hay không?

Thành thạo ngoại ngữ được xem là một lợi thế quan trọng trong cuộc sống và sự nghiệp. Nhận thức được điều đó, nhiều phụ huynh muốn cho con bắt đầu học ngoại ngữ từ khi còn nhỏ để chuẩn bị cho tương lai. Nhưng liệu xu thế này có đang đặt áp lực lớn lên trẻ hay không?

1. Thực trạng việc bố mẹ cho con học Ngoại ngữ 

Những năm gần đây, số lượng học sinh thi xét tuyển đại học thông qua hình thức kết hợp điểm thi THPT hoặc xét học bạ kèm chứng chỉ ngoại ngữ ngày càng tăng. Điều này là minh chứng cho thấy sự đầu tư rất lớn vào việc học ngoại ngữ của các bạn. Có thể nói, nhiều bạn trẻ Việt ngày nay dù độ tuổi còn nhỏ đã có thể thành thạo ngoại ngữ ở trình độ tương đối cao.

Với thực tế trên, không khó để thấy các bài viết với tiêu đề “Cậu bé 10 tuổi đạt 7.5 IELTS”, “Nữ sinh 12 tuổi đạt 8.5 IELTS ngay lần thi đầu tiên”,... trên các phương tiện truyền thông. Đây là những bạn trẻ đáng được tuyên dương vì thành tích xuất sắc của mình. Tuy nhiên, khi các “kỷ lục” liên tiếp được lập ra như vậy, việc học tiếng Anh hay một số ngoại ngữ khác ngày nay đang dần biến thành một áp lực vô hình lên vai nhiều bạn trẻ. Không chỉ cần học giỏi mà còn phải giỏi từ sớm.

Xuất phát từ mong muốn của nhiều bậc phụ huynh, trẻ em ngày nay được tạo điều kiện tiếp xúc sớm với các ngoại ngữ. Gia đình đưa các con đi học lớp ngoại ngữ từ bé, thậm chí có cha mẹ hoàn toàn giao tiếp với con bằng ngoại ngữ. Nhiều phụ huynh vì muốn con đạt điểm thật cao nên đã cố gắng “nhồi nhét” tiếng Anh cho con mọi lúc mọi nơi. Không chỉ học ở trường, con còn phải học thêm bên ngoài, học gia sư tại nhà, học tất cả các buổi tối và cuối tuần. Điều này không chỉ khiến trẻ phải đối diện với nguy cơ suy giảm thể lực, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu mà con gây ra nhiều hệ lụy về tâm lý. Thậm chí nhiều trẻ còn có hành vi phản kháng như trốn học, nói dối, quay cóp khi thi cử,…

2. Lợi ích của việc học ngoại ngữ sớm

  • Giúp trẻ tiếp thu Ngoại ngữ tự nhiên: Trẻ nhỏ có khả năng học ngôn ngữ nhanh chóng và tự nhiên. Bằng cách tiếp xúc sớm với Ngoại ngữ, trẻ có thể học một cách dễ dàng hơn.

  • Tạo cơ hội để bé phát âm chuẩn từ đầu: Học Ngoại ngữ sớm giúp bé phát triển phản xạ phát âm và rèn kỹ năng nghe, nói đúng ngữ điệu. Điều này giúp bé xây dựng nền tảng phát âm chuẩn ngay từ nhỏ.

  • Giúp bé thông minh hơn: Trẻ học Ngoại ngữ sớm có khả năng tư duy linh hoạt, tiếp thu nhiều kiến thức, sáng tạo và xử lý thông tin tốt hơn.

  • Tăng sự tự tin khi giao tiếp: Khi giao tiếp được, bé sẽ tự tin hơn trong việc kết nối và giao tiếp với người nước ngoài. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và mở rộng các mối quan hệ.

  • Mở rộng tầm nhìn về văn hóa thế giới: Học Ngoại ngữ giúp trẻ hiểu và đón nhận các giá trị văn hóa khác nhau. Trẻ sẽ có cái nhìn toàn cầu hơn và khám phá thế giới một cách rộng lớn hơn.

3. Tác hại của việc cho con học Ngoại ngữ từ quá sớm

  • Trẻ có thể sẽ bị rối loạn ngôn ngữ khi học Ngoại ngữ quá sớm 

Trên thực tế, các bé trong độ tuổi từ 0-3 tuổi chưa thực sự trôi chảy ngôn ngữ mẹ đẻ, vì thế việc học học Ngoại ngữ sẽ khiến trẻ tiếp thu một cách vô thức và sự pha trộn giữa hai ngôn ngữ sẽ khiến cho trẻ rối loạn giữa các ngôn ngữ. Đây cũng là quan điểm nhiều ba mẹ cho rằng việc chưa thuần thục ngôn ngữ mẹ để sẽ khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thi không học Ngoại ngữ sớm. Tuy nhiên, đây chưa thực sự chính xác.

Khi trẻ lên 4 tuổi, trẻ sẽ ý thức được mình nên sử dụng ngôn ngữ nào trong trường hợp nào, hoàn cảnh nào vì thế ba mẹ nên biết khi nào nói tiếng nước ngoài với trẻ và khi nào nói tiếng Việt. Từ đó sẽ giúp cho bé luyện tập thói quen trong giao tiếp ngôn ngữ. Nhưng theo các chuyên gia cho rằng thời điểm học Ngoại ngữ của trẻ là khi trẻ lên 3 tuổi.

  • Học Ngoại ngữ sớm có là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói?

Trên thực tế, các bé đều bắt đầu nói những từ đầu tiên khi chúng ở độ tuổi 1 tuổi. Đến hai tuổi, bé sẽ nói được các cụm từ và 2 chữ trở lên. Nhưng với những trẻ học hai ngôn ngữ cùng lúc thì có thể dẫn tới hiện tượng trộn lẫn ngôn ngữ khiến người nghe sẽ khó hiểu và đây cũng không phải biểu hiện của sự phát triển lạ thường nào.

4. Lời khuyên của Haru: Đừng trở thành những bố mẹ ép con học quá nhiều 

Nhiều phụ huynh tin rằng việc học ngoại ngữ càng sớm sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ. Điều này dẫn đến việc nhiều trẻ được đăng ký các lớp học ngoại ngữ ngay từ khi còn rất nhỏ, với hy vọng rằng chúng sẽ trở thành những người nói thành thạo trong tương lai, vậy nên nhiều bố mẹ đã ép buộc con cái học nhiều để con có thể giúp con đạt được mục tiêu nhanh nhưng bố mẹ đã thực sự hiểu: '' Học Ngoại ngữ để làm gì?"

Không thể phủ nhận, bố mẹ ép con học quá nhiều là sai, nhưng không vì thế mà đồng nghĩa với việc cha mẹ bỏ bê việc học tập của con cái.

Thay vì ép con học thì hãy lắng nghe để biết con mình thích gì, thế mạnh là gì để từ đó có cách hướng dẫn một cách đúng đắn và khoa học hơn. 

Dưới đây là một số lời khuyên rất hữu ích cho bố mẹ:

  • Thay vì đặt áp lực và ép con học nhiều thì cha mẹ cần tìm cách trò chuyện và chia sẻ với con cái nhiều hơn. Việc thân thiết với con sẽ giúp cho cha mẹ nắm bắt rõ các tình hình cũng như tâm lý của con để có hướng xử lý kịp thời.

  • Chú ý lắng nghe nguyện vọng của con, cha mẹ cần biết con thích gì và có mong muốn như thế nào. Tuyệt đối tránh việc áp đặt hoàn toàn suy nghĩ cũng như nguyện vọng của bản thân lên con cái.

  • Trường hợp con trẻ thích các bộ môn nghệ thuật và thể thao thì nên tạo điều kiện cho trẻ phát huy. Tuy nhiên cũng nên đặt ra các quy tắc để giúp trẻ cân bằng giữa việc học tập và phát triển năng khiếu.

  • Cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ lên kế hoạch học tập khoa học để hướng đến kết quả tốt nhất. Cùng với đó cần xem xét cho trẻ học thêm một số môn cần thiết. Tuyệt đối không có tư tưởng nhồi nhét và bắt ép con học quá nhiều.

  • Cần đảm bảo rằng trẻ có đủ thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn và khuyến khích trẻ dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. Thậm chí cha mẹ có thể tập thể dục cùng con.

  • Chú ý quan tâm con nhiều hơn để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu của các vấn đề tâm lý học đường. Điều này giúp con phát triển khỏe mạnh, đồng thời hoàn thiện nhân cách tốt cũng như nâng cao năng lực bản thân.

  • Tuyệt đối không so sánh con mình với các bạn đồng trang lứa khác. Bởi trên thực tế, năng lực của mỗi trẻ là khác nhau. Tốt nhất nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên dưới sự sát cánh của cha mẹ.

  • Hãy khuyến khích con trẻ tìm tỏi và nghiên cứu những điều mới mẻ. Có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng con để giúp con trau dồi kiến thức cũng như sự trải nghiệm thực tế.

  • Giúp con xây dựng mục tiêu học tập phù hợp để đạt được kết quả học tập như mong muốn.

Thành thạo ngoại ngữ được xem là một lợi thế quan trọng trong cuộc sống và sự nghiệp. Nhận thức được điều đó, nhiều phụ huynh muốn cho con bắt đầu học ngoại ngữ từ khi còn nhỏ để chuẩn bị cho tương lai. Nhưng chúng ta nên đặt câu hỏi rằng: iệu xu thế này có đang đặt áp lực lớn lên trẻ hay không? Học ngoại ngữ có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng việc bắt đầu quá sớm mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hỗ trợ thích hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm và cách thức cho trẻ học ngoại ngữ để đảm bảo rằng việc học trở nên thú vị và hiệu quả

 

---------------------------------

HƯỚNG NGHIỆP QUỐC TẾ HARU - VỮNG BƯỚC CHINH PHỤC TƯƠNG LAI

🏤 Trụ sở chính: Số 8, ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

☎ Hotline: 0973 379 369

📩Gmail: haru.tuyensinh@gmail.com

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Công ty cổ phần giáo dục quốc tế - HARU

Đăng ký nhận tư vấn