icon icon icon
Số 8/ 282 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội

DU HỌC NHẬT THPT CÓ KHÓ KHÔNG?

Người đăng: Đào Thị Hồng Ngát - 29/07/2023

Du học Nhật cấp 3 đang trở thành xu hướng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Du học sớm giúp du học sinh tiếp cận môi trường học tập hiện đại, hoàn thiện năng lực tiếng Nhật nhanh chóng, dễ dàng ghi danh vào các đại học hàng đầu tại Nhật Bản. Vậy du học Nhật Bản cấp 3 có quá khó khăn với du học sinh Việt? Cùng du học Nhật Bản Haru tìm hiểu nhé.

1. Con đường du học, không chỉ có đại học

Số lượng du học sinh sang Nhật Bản dạo gần đây ngày càng tăng lên. Với tình hình vô số doanh nghiệp Nhật Bản tiến vào thị trường Việt Nam, thì một trong những lựa chọn tốt cho tương lai chính là tranh thủ khi còn trẻ, học tiếng Nhật thật giỏi và trải nghiệm cuộc sống ở Nhật.

Hầu hết những bạn có nguyện vọng du học đều lựa chọn học đại học ở Nhật sau khi tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng ngày càng có nhiều bạn quyết định đi du học từ bậc trung học phổ thông. Trong thời gian 3 năm học phổ thông, bản thân du học sinh cũng đạt được trình độ tiếng Nhật lưu loát và sát thực tế. Ngoài ra, đến khi tốt nghiệp bạn cũng đã quen với đời sống cũng như thời tiết ở Nhật, và sẵn sàng cho bước kế tiếp là tiến vào đại học. Hơn hết thảy, những kinh nghiệm bạn tiếp thu được sau 7 năm học phổ thông và đại học ở Nhật sẽ là chìa khóa mở rộng cách cửa tương lai của bạn.

Những ưu điểm khi lựa chọn du học bậc THPT

- Du học Nhật từ bậc THPT để có cơ hội vào các trường Đại học hàng đầu tại Nhật.

- Đối với việc học ngôn ngữ, tuổi đời càng trẻ sẽ càng dễ tiếp thu. Việc du học trong thời gian học cấp 3 sẽ mang lại cho bạn khả năng tiếp thu cao nhất, tiết kiệm thời gian học so với những người du học trong lúc đang học Đại học dở dang tại Việt Nam.

- Môi trường giáo dục ở Nhật rất xem trọng sự cân bằng giữa kiến thức, thể chất và các hoạt động xã hội. Các trường cấp 3 tại Nhật luôn có rất nhiều câu lạc bộ việc tham gia những câu lạc bộ này phần nào giúp học sinh định hướng được đam mê và niềm yêu thích của bản thân, hoàn thiện các kỹ năng sống, kiến thức xã hội… 
Kế hoạch du học Nhật Bản gợi ý

2. Một số lựa chọn cho du học sinh Nhật Bản bậc THPT
Khóa 3,5 năm

– Đối tượng: Học sinh đã tốt nghiệp hoặc sẽ tốt nghiệp THCS vào tháng 5/2017 hoặc học sinh đang học lớp 10, lớp 11.

– Trình độ tiếng Nhật tại thời điểm nhập học: tương đương N5 trở lên.

– Chương trình: học tiếng Nhật trong vòng 6 tháng, tiếp đến là các khóa học tiếng Anh, khóa học kiến thức cơ bản và nâng cao cùng với những học sinh người Nhật.
 

Khóa THPT 3 năm

– Đối tượng: Học sinh đã tốt nghiệp THCS hoặc sẽ tốt nghiệp vào tháng 5/2017 hoặc học sinh đang học lớp 10, lớp 11

– Trình độ tiếng Nhật tại thời điểm nhập học: tương đương N5 trở lên.

– Chương trình: nhập học vào tháng 4 hàng năm, bắt đầu chương trình THPT năm đầu tiên cho tới khi tốt nghiệp.
Khóa THPT 1,5 năm

– Đối tượng: Học sinh chuẩn bị học xong lớp 11

– Trình độ tiếng Nhật tại thời điểm nhập học: tối thiểu N4 trở lên.

– Chương trình: nhập học vào tháng 10 hàng năm và tốt nghiệp vào tháng 3 năm sau nữa. Trong quá trình học, học sinh được nhà trường dạy bổ sung thêm tiếng Nhật (ngoài các giờ học chính thức) và các môn học mà chương trình học lớp 10 và 11 ở Việt Nam không có.
 

3. Những câu hỏi thường gặp về du học trường Nhật ngữ

Điều kiện đăng ký

- Phải chưa tốt nghiệp THPT ở Việt Nam

- Đã và dự định tốt nghiệp THCS ở Việt Nam.

- Năng lực tiếng Nhật: JLPT N3 trở đi (tùy theo yêu cầu các trường THPT)

Lịch trình từ đăng ký đến nhập học như thế nào?

- Đăng ký nhập học, gửi tiền nhập học

- Thi nhập học, nộp đơn xin tư cách lưu trú

- Cực nhập cảnh Nhật cấp tư cách lưu trú

- Đóng tiền học phí, nhận được tư cách lưu trú và giấy báo nhập học

-  Xin visa tại ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam

- Nhập cảnh, nhập học

Sau khi học tiếng muốn học lên cao thì làm như thế nào?

Thông thường các trường cấp 3 có phòng tư vấn học lên cao nên du học sinh sẽ được giúp đỡ về việc học lên. Khi học lên cao, du học sinh có thể lựa chọn 2 hình thức học lên:

- Thi Đại Học giống với các học sinh Nhật

- Thi AO (Admission Office). Tuy nhiên kỹ năng tiếng Nhật và điểm số của các môn học của du học sinh thường thấp hơn học sinh người Nhật nên du học sinh thường chọn thi AO. Nếu thi AO học sinh không cần thi các môn học mà chỉ có thi phỏng vấn, viết lý do học lên và nộp học bạ, lý lịch hoạt động ngoại khoá.

Giờ học kiểu Nhật Bản như thế nào?

Các môn học ở Nhật Bản thì khá giống với Việt Nam. Bên Nhật cũng có những môn học thú vị như âm nhạc, nghệ thuật, tiểu luận, thư đạo. Ngoài ra ở trường có nhiều câu lạc bộ trường học như bóng chày, đá bóng, bóng chuyền, truyện tranh, máy vi tính, âm nhạc và võ thuật Nhật (Karate, Kendo, Judo.) Theo văn hóa của câu lạc bộ trong các trường ở Nhật thì bạn chỉ được chọn 1 CLB và tham gia câu lạc bộ 5 ngày/ 1 tuần.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Công ty cổ phần giáo dục và quốc tế - Haru

Đăng ký nhận tư vấn