icon icon icon
Số 8/ 282 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Định Hướng Nghề Nghiệp Là Gì? Tại Sao Cần Định Hướng Nghề Nghiệp

Người đăng: Du học Haru - 11/09/2024

Định hướng nghề nghiệp là bước quan trọng trong quá trình xây dựng sự nghiệp. Việc hiểu rõ bản thân, kết hợp với nghiên cứu thị trường và kinh nghiệm thực tế, sẽ giúp bạn lựa chọn được con đường nghề nghiệp phù hợp nhất, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và thành công trong tương lai.

Bạn đã xác định được ngành nghề mà mình muốn theo đuổi chưa, hay đang phân vân giữa một vài lựa chọn? Hãy cùng Haru tìm hiểu kỹ hơn nhé.

1. Định hướng nghề nghiệp là gì? 

1.1 Khái niệm

Định hướng nghề nghiệp là quá trình xác định rõ các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân dựa trên khả năng, sở thích, giá trị,…Bao gồm việc tự đánh giá bản thân, nghiên cứu và hiểu rõ về các ngành nghề, và đưa ra những quyết định chiến lược để đạt được mục tiêu nghề nghiệp dài hạn.

1.2 Đối tượng cần định hướng nghề nghiệp

 Đối tượng cần định hướng nghề nghiệp thường là những người đang ở giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, khi họ phải đưa ra các quyết định liên quan đến học tập và nghề nghiệp, cho nên đối tượng cần định hướng nghề nghiệp bản thân cũng vô cùng đa dạng về lứa tuổi, trình độ, kinh nghiệm và hoàn cảnh xã hội. Theo đó, đối tượng cần định hướng nghề nghiệp là lứa học sinh nằm trong độ tuổi vàng từ 11 tuổi đến 15 tuổi, có thể học sinh THCS, học sinh THPT, sinh viên đại học, người đang tìm việc chưa có kinh nghiệm hoặc đã có kinh nghiệm và cả những người đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp. 

2. Vai trò quan trọng của định hướng nghề nghiệp.

Mỗi người có những điểm mạnh, kỹ năng và sở thích riêng biệt. Định hướng nghề nghiệp giúp bạn phát hiện và tối ưu hóa những thế mạnh này, từ đó chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và đam mê. Việc chọn đúng nghề sẽ giúp bạn phát triển tối đa tiềm năng cá nhân và đạt được thành công lớn hơn.

2.1 Vì sao cần định hướng nghề nghiệp bản thân?

Theo Haru, bạn cần định hướng nghề nghiệp vì những lý do sau đây:

  •  Đầu tiên, có thể dễ dàng thấy được việc “cắm chốt nghề nghiệp” từ sớm là rất tốt vì ta có thể xác định được mục tiêu nghề nghiệp dựa trên đam mê và sở trường của bản thân. Dựa vào những cơ sở đó và kết hợp với định hướng nghề nghiệp từ sớm, dễ thấy con đường tương lai sự nghiệp của chúng ta sẽ sáng lạng hơn. 

  •   Nhờ có định hướng từ sớm nên chúng ta có thể xác định được đích đến, đường đi và công cụ để thực hiện hóa ước mơ đó. Dễ thấy khi đã có định hướng từ sớm, chúng ta sẽ biết nên phải làm gì, cần những gì để có thể đi đến đích một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tất nhiên không phải xác định sớm là đường đi của chúng ta sẽ không có khó khăn, việc định hướng được nghề nghiệp từ sớm có thể đưa ra những khung sườn cho việc thực hiện hóa ước mơ sự nghiệp và giúp ta có những tu duy để xử lí những khó khăn gặp phải 

  •  Tất nhiên, khi đã có đích đến con người ta sẽ có thêm những động lực vô hình nhằm thúc đẩy ta trên con đường đạt được mục tiêu đó. Việc “cắm chốt nghề nghiệp” cũng thế, khi đã có định hướng ngành nghề rõ ràng, song hành cùng với đó chúng ta sẽ có những kế hoạch học tập sinh hoạt và làm việc hiệu quả qua đó mang lại những kết quả tốt, những chuyển biến tích cực trên con đường thực hiện hóa ước mơ ngành nghề 

  •   Khi đã có kế hoạch học tập sinh hoạt và làm việc, con người ta tất nhiên sẽ vận hành những kế hoạch đó trơn chu và dễ dàng hơn 

  •  Khi có được công việc như mong muốn, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm việc, tất nhiên không ai muốn phải làm những công việc mà bản thân mình không thích, làm việc trong những môi trường mà ta cảm thấy không phù hợp với bản thân 

2.2 Lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp 

  • Thứ nhất, việc định hướng nghề nghiệp giúp trẻ hiểu được bản thân, nhận ra được điểm mạnh điểm yếu của bản thân và đồng thời nhận ra được sở trường của mình thuộc lĩnh vực ngành nghề nào 

  • Thứ hai, khi đã có định hướng nghề nghiệp từ sớm, chúng ta có thể dễ dàng quyết định được lĩnh vực mà ta cảm thấy bản thân mình phù hợp, những sở trường những khả năng của mình có thể áp dụng lên ngành nghề đó 

  • Thứ ba, giảm được áp lực học tập cũng như có kế hoạch học tập hợp lí. Đúng vậy, khi đã có định hướng nghề nghiệp từ sớm, gia đình hoặc thậm chí bản thân con em chúng ta có thể tự lên cho mình một kế hoạch học tập sinh hoạt và làm việc hợp lí dựa theo khả năng làm việc. 

  • Thứ tư, khi đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng thì tự bản thân con em chúng ta biết rằng nên làm gì để nâng cao kỹ năng mềm cần thiết trong công việc và nâng cao năng lực bản thân. 

  • Thứ năm, khi đã thực hiện hóa được giấc mơ nghề nghiệp, có định hướng nghề nghiệp từ sớm, ta sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi được làm trong môi trường mà mình yêu thích, được làm những công việc mà bản thân ta đã có đam mê từ lâu 

3. Thực trạng của việc không có định hướng nghề nghiệp

Thực trạng của việc không có định hướng nghề nghiệp mang lại nhiều hệ lụy cho cá nhân và xã hội, từ lãng phí nguồn lực, tỷ lệ thất nghiệp cao cho đến căng thẳng tinh thần. Để giải quyết vấn đề này, việc định hướng nghề nghiệp cần được quan tâm từ sớm, không chỉ cho học sinh, sinh viên mà còn cả người lao động trong quá trình phát triển sự nghiệp.

  • Lựa chọn ngành học và công việc không phù hợp:  Nhiều người chọn ngành học hoặc công việc dựa trên áp lực xã hội, gia đình hoặc chọn theo trào lưu mà không xem xét khả năng và sở thích của bản thân. Kết quả là họ gặp khó khăn trong việc thích nghi, học tập và làm việc, dễ chán nản và mất động lực.

  • Chuyển đổi nghề nghiệp nhiều lần: Thiếu định hướng dẫn đến việc nhiều người phải chuyển đổi nghề nghiệp liên tục để tìm ra công việc phù hợp. Quá trình này tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực, đồng thời tạo ra cảm giác thất vọng và thiếu ổn định trong sự nghiệp.

  • Tỷ lệ thất nghiệp cao: Việc thiếu định hướng nghề nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Nhiều người không chuẩn bị đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho thị trường lao động hiện tại, dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp.

  • Thiếu động lực và đam mê trong công việc: Những người không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng thường không cảm thấy đam mê và yêu thích công việc mà họ đang làm. Họ chỉ coi công việc là phương tiện để kiếm sống, điều này dẫn đến hiệu suất làm việc thấp và không cảm thấy thỏa mãn với sự nghiệp.

  • Lãng phí thời gian và tài chính: Không có định hướng nghề nghiệp dễ khiến nhiều người mất nhiều năm để tìm ra con đường phù hợp, hoặc chọn học ngành không phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Điều này dẫn đến việc lãng phí nguồn lực, cả về thời gian lẫn tài chính.

  • Không phát triển được kỹ năng chuyên môn: Khi không có mục tiêu và định hướng rõ ràng, nhiều người không biết tập trung vào việc phát triển những kỹ năng quan trọng cho công việc của mình. Họ có thể trở nên chậm tiến hoặc bị lạc hậu so với yêu cầu của thị trường lao động.

  • Gây áp lực tinh thần và mất cân bằng cuộc sống: Việc không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng có thể gây ra căng thẳng, lo lắng và mất phương hướng trong cuộc sống. Nhiều người cảm thấy áp lực lớn khi không biết mình nên theo đuổi nghề nghiệp gì, hoặc phải làm công việc mà họ không yêu thích.

4. Nguyên nhân của việc không có định hướng nghề nghiệp

Việc không có định hướng nghề nghiệp có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố cá nhân, xã hội và hệ thống giáo dục. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

4.1 Bản thân:

  • Chưa nhận thức rõ về bản thân: Chưa hiểu rõ về sở thích, điểm mạnh, điểm yếu và kỹ năng cá nhân.

  • Thiếu thông tin và trải nghiệm thực tế: Chưa nắm rõ được các ngành nghề, thị trường lao động và các kỹ năng cần thiết cho công việc. Chưa có cơ hội trải nghiệm các ngành nghề

  • Áp lực thi cử: Tập chung vào điểm số. 

4.2 Môi trường học:

  • Chương trình học không thực tiễn: Hệ thống giáo dục thường tập trung nhiều vào kiến thức hàn lâm mà ít chú trọng đến việc định hướng nghề nghiệp.

  • Thiếu sự hỗ trợ từ trường học: Các trường học thường thiếu các chương trình tư vấn nghề nghiệp chuyên sâu, dẫn đến học sinh, sinh viên không được hướng dẫn cụ thể trong việc lựa chọn nghề.

4.3 Xã hội:

  • Thiếu thông tin về thị trường lao động: Nhiều người thiếu kiến thức về tình hình thị trường lao động, các ngành nghề tiềm năng, cũng như các yêu cầu cụ thể của từng ngành. Điều này khiến họ không biết cách chọn ngành nghề dựa trên cơ hội việc làm và xu hướng phát triển của xã hội.

  • Quá nhiều sự lựa chọn: Ngày nay, có rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực mới xuất hiện, điều này có thể làm cho việc chọn nghề trở nên khó khăn hơn. Khi có quá nhiều lựa chọn, nhiều người cảm thấy bối rối, không biết bắt đầu từ đâu, dẫn đến việc không đưa ra được quyết định đúng đắn.

5. Ai là người định hướng nghề nghiệp cho con cái

Việc định hướng nghề nghiệp cho con là một quá trình hợp tác giữa nhiều bên, bao gồm cha mẹ, thầy cô giáo, người cố vấn nghề nghiệp, bạn bè, người thân, nhà tuyển dụng và cộng đồng. Mỗi người đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ tinh thần và hướng dẫn con đưa ra quyết định nghề nghiệp phù hợp. Sự phối hợp và hỗ trợ từ tất cả các bên liên quan sẽ giúp con có sự lựa chọn nghề nghiệp chính xác và thành công trong tương lai.

5.1 Bố mẹ: Cha mẹ là người đầu tiên và quan trọng nhất trong việc định hướng nghề nghiệp cho con. Họ có thể cung cấp cho con những hỗ trợ cơ bản về cảm xúc, tài chính, và thông tin.

  • Biết sở thích, năng lực và tính cách của con.

  • Hỗ trợ tinh thần và hướng dẫn con phát triển.

5.2 Giáo viên: Thầy cô giáo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và hỗ trợ học sinh trong quá trình định hướng nghề nghiệp. Họ có thể giúp học sinh nhận ra sở thích và khả năng của mình thông qua các hoạt động học tập và đánh giá.

  • Biết mục tiêu của học sinh để điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp.

  • Đánh giá năng lực học tập và tố chất của con.

  • Định hướng lộ trình học tập phù hợp với khả năng và sở thích.

5.3 Chuyên gia tư vấn: Người cố vấn nghề nghiệp là chuyên gia trong việc hỗ trợ cá nhân trong việc định hướng nghề nghiệp. Họ có thể cung cấp sự tư vấn chuyên sâu và các công cụ cần thiết để giúp con đưa ra quyết định chính xác.

  • Đánh giá và phân tích năng lực cá nhân học sinh.

  • Cung cấp thông tin về các ngành nghề và xu hướng thị trường.

  • Giúp con xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.

  • Xây dựng lộ trình nghề nghiệp.

  • Kết nối người trong ngành, người thành công.

  • Đồng hành và hỗ trợ con trong quá trình con thực hiện mục tiêu.

5.4 Người trong ngành: Các nhà tuyển dụng và chuyên gia ngành có thể cung cấp cái nhìn thực tế về yêu cầu công việc, xu hướng ngành nghề và cơ hội nghề nghiệp. Họ có thể giúp con hiểu rõ hơn về những gì cần chuẩn bị để thành công trong một lĩnh vực cụ thể.

  • Truyền cảm hứng thông qua những câu chuyện và trải nghiệm thực tế.

  • Chia sẻ kinh nghiệm, thách thức và cơ hội trong nghề.

6. Phương pháp định hướng nghề nghiệp

  • Xác định sở thích, sở trường, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (Nêu không tự xác định được có thể sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ: Sinh trắc vân tay, thần số học, câu hỏi trắc nghiệm từ chuyên gia,...)

  • Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội và lựa chọn những ngành nghề mà bản thân yêu thích

  • Tham khảo thêm ý kiến của thầy cô, bạn bè, anh chị hoặc những người có kinh nghiệm trong ngành nghề mà bản thân đã lựa chọn

  • Liệt kê các yếu tố về liên quan đến ngành nghề (Cơ hội và thách thức của nghề)

  • Cân nhắc trước khi lựa chọn

  • Tìm cơ hội để tự khám phá và trải nghiệm ngành nghề

  • Phát triển những kỹ năng mềm hỗ trợ cho ngành nghề tương lai mà bản thân lựa chọn.

  • Kiên định với mục tiêu, liệt kê kế hoạch cần làm theo ngày, tuần, tháng, quý, năm

Tóm lại, việc định hướng nghề nghiệp không hề khó, nhưng cần phải chọn lọc thông tin một cách kĩ càng, cần có những chuyên gia định hướng nghề nghiệp và những người trong ngành theo sát và kèm cặp, lên lộ trình và kế hoạch từ sớm để hình thành tư duy nghề nghiệp cho chính bản thân chúng ta

👉Mọi thông tin chi tiết về các chương trình học bổng, du học vui lòng liên hệ:

---------------------------------

DU HỌC QUỐC TẾ HARU - VỮNG BƯỚC CHINH PHỤC TƯƠNG LAI

🏤 Trụ sở chính: Số 8, ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

📍Cơ sở 2: Tầng 14 Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

📍Cơ sở 3: Trường CĐ Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội

☎ Hotline: 0973 379 369

📩Gmail: haru.tuyensinh@gmail.com

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Công ty cổ phần giáo dục và quốc tế - Haru

Đăng ký nhận tư vấn